image banner
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Tỉnh Long An Phát triển hạ tầng số trên địa bàn tỉnh
Lượt xem: 21
Mục tiêu cụ thể, về hạ tầng viễn thông băng rộng: tỷ lệ ấp, khu phố được phủ băng rộng di động đạt 100%; tỷ lệ ấp, khu phố được phủ băng rộng cố định (FTTH) đạt 100%; tỷ lệ dùng chung vị trí trạm BTS đạt 27%; tỷ lệ dùng chung cột treo cáp đạt 30%; tỷ lệ dùng chung cống bể cáp đạt 25%; tỷ lệ UBND cấp xã kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng đạt 100%.

Về sử dụng dịch vụ viễn thông: số thuê bao băng rộng cố định trên 100 dân đạt 26 thuê bao; số thuê bao băng rộng di động trên 100 dân đạt 98 thuê bao; tỷ lệ thuê bao điện thoại thông minh/tổng thuê bao đạt 85%; tỷ lệ người sử dụng Internet đạt 88%; tỷ lệ hộ gia đình có khả năng tiếp cận cáp quang (khi có nhu cầu) đạt 100%; tỷ lệ hộ gia đình có truy nhập Internet (bao gồm băng rộng cố định và băng rộng di động) đạt 90%; tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 95%; 70% đường truyền Internet cố định có kết nối đến cá nhân tốc độ trung bình từ 120 Mbps; 100% đường truyền Internet kết nối đến cơ quan, tổ chức có tốc độ trung bình từ 150 Mbps; mạng băng rộng di động 4G với tốc độ trung bình từ 40Mbps trở lên.

 images.jfif

UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch phát triển hạ tầng số trên địa bàn tỉnh Long An năm 2024.

Về hạ tầng điện toán đám mây: 50% hệ thống thông tin dùng chung cấp tỉnh có sử dụng dịch vụ điện toán đám mây; 70% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sử dụng dịch vụ điện toán đám mây do doanh nghiệp trong nước cung cấp.

Về hạ tầng công nghệ số: đảm bảo 100% các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh kết nối vào mạng truyền số liệu chuyên dùng và liên thông 04 cấp hành chính từ Trung ương đến cấp xã. Phát triển nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh kết nối, chia sẻ dữ liệu các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành của tỉnh với các cơ sở dữ liệu Quốc gia; ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (blockchain), Internet vạn vật (IoT) hỗ trợ hiệu quả cho chương trình chuyển đổi số của tỉnh, phát triển kinh tế số, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hệ thống quản trị số địa phương và năng lực quản trị.

Về nền tảng số: khai thác sử dụng có hiệu quả các nền tảng số quốc gia đã được công bố, triển khai như: Nền tảng điện toán đám mây Chính phủ, Nền tảng bản đồ số, Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu, Nền tảng điện toán đám mây doanh nghiệp, Nền tảng thiết bị IoT…; 100% cơ quan, tổ chức nhà nước, 70% doanh nghiệp sử dụng nền tảng số phục vụ chuyển đổi số; hình thành hệ sinh thái nền tảng số đáp ứng cơ bản yêu cầu chuyển đổi số, được sử dụng sâu rộng để phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và trong từng ngành, lĩnh vực, địa bàn, góp phần quan trọng để đạt được các chỉ tiêu chiến lược quốc gia phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Theo đó, hạ tầng số phải được ưu tiên phát triển để phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số của tỉnh và góp phần thực hiện hoàn thành các mục tiêu trong Chương trình số 3288/CTr-UBND ngày 08/10/2021 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Long An đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đáp ứng yêu cầu thông tin liên lạc phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhu cầu thông tin liên lạc, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên chia sẻ, sử dụng chung hạ tầng viễn thông. Đảm bảo an toàn an ninh mạng lưới, giảm thiểu các sự cố mất thông tin liên lạc, đảm bảo môi trường, cảnh quan đô thị./.

Quang Vinh


Quang Vinh