image banner
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công của tỉnh Long An năm 2020 tăng 20 bậc so với năm 2019
Lượt xem: 53
Theo kết quả công bố Chỉ số PAPI năm 2020, tỉnh Long An đạt 42,67 điểm đứng thứ 34/63 tỉnh, thành phố, tăng 20 bậc và tăng 0,97 điểm so với năm 2019

Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) của tỉnh đứng thứ 34/63 tỉnh, thành phố, nằm trong nhóm trung bình thấp của cả nước; trong đó có 02 chỉ số ở mức thấp nhất và 03 chỉ số ở mức trung bình thấp như: Công khai, minh bạch; Trách nhiệm giải trình với người dân; Cung ứng dịch vụ công; Quản trị môi trường; Quản trị điện tử. Qua đó cho thấy các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện chưa tốt việc công khai hóa, minh bạch hóa thông tin nhằm đáp ứng "quyền được biết" của người dân về những chính sách có ảnh hưởng đến đời sống của họ; Trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước với người dân chưa kịp thời khi công dân có những phản ánh, kiến nghị hoặc đơn thư khiếu nại, tố cáo; Mức độ thuận tiện khi sử dụng dịch vụ công và mức độ sẵn có của dịch vụ công đối với các lĩnh vực được khảo sát chưa đáp ứng yêu cầu; Môi trường tác động trực tiếp đến sức khỏe của con người và chất lượng không khí, chất lượng nguồn nước sinh hoạt cũng chưa được người dân đánh giá cao.

Hạ tầng công nghệ thông tin, chất lượng các phần mềm đã đầu tư còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là cấp huyện, cấp xã; chưa có nhiều tổ chức, cá nhân tham gia nộp hồ sơ thủ tục hành chính qua mạng trực tuyến, qua dịch vụ bưu chính công ích.

Để khắc phục những tồn tại hạn chế của Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) nêu trên, phấn đấu năm 2021 tỉnh Long An đạt 44-45 điểm. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Giao Sở Nội vụ:

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch khắc phục những tồn tại hạn chế trong thực hiện các nội dung, tiêu chí của Chỉ số PAPI; đặc biệt đề ra giải pháp để cải thiện, nâng điểm các Chỉ số thành phần có điểm số thấp và duy trì những Chỉ số thành phần có điểm số cao. Phân công nhiệm vu cụ thể cho từng sở, ngành, địa phương

- Tham mưu UBND tỉnh Kế hoạch phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Long An trong tuyên truyền, phối hợp trao đổi thông tin trong việc đánh giá Chỉ số PAPI, làm sao để người dân nắm bắt được tình hình kinh tế xã hội, an ninh trật tự, an sinh xã hội…. và các thông tin người dân có quyền được biết trên địa bàn tỉnh để phục vụ việc khảo sát, đánh giá.

- Tham mưu UBND tỉnh văn bản tham mưu Thường trực Tỉnh ủy chỉ đạo các sở, ngành, địa phương quán triệt cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền thường xuyên tuyên truyền để người dân nắm được nội dung câu hỏi để tham gia khảo sát, để kết quả khảo sát đánh giá đạt được kết quả cao hơn năm 2020.

2. Các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của Chỉ số PAPI để giúp cán bộ, công chức, viên chức nâng cao tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ, giúp người dân nắm, hiểu để có ý kiến trả lời trung thực, khách quan khi được cơ quan có thẩm quyền điều tra, khảo sát; đặc biệt là 3 địa phương được chọn khảo sát hàng năm (Huyện Bến Lức, Tân Trụ và thành phố Tân An), xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện, đề ra giải pháp khắc phục tồn tại hạn chế qua kết quả công bố Chỉ số PAPI năm 2020.

                                                                                               

Kim Hạnh


Kim Hạnh
Tin khác
1 2 3 4