image banner
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Đăng nhập
CƠ SỞ HẠ TẦNG-LONG AN

Cơ sở Hạ tầng tỉnh Long An

1. Hệ thống y tế tỉnh Long An 

Anh-tin-bai
Tính đến tháng 8/2013, toàn tỉnh có 20 bệnh viện trên địa bàn toàn tỉnh
                

 

Trong đó:

- 03 bệnh viện tuyến tỉnh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh ( 900 giường bệnh), Bệnh viện Y học cổ truyền (110 giường bệnh), Bệnh viện Lao và Bệnh phổi (70 giường bệnh)

- 03 bệnh viện đa khoa khu vực (Bệnh viện ĐKKV Hậu Nghĩa (250 giường bệnh), Bệnh viện ĐKKV Đồng Tháp Mười (140 giường bệnh),Bệnh viện ĐKKV Cần Giuộc (250 giường bệnh).

- 14 Trung tâm y tế và phòng khám khu vực tuyến huyện bao gồm:

* TTYT Bến Lức (120 giường bệnh).

* TTYT Cần Đước (100 giường bệnh).

* TTYT Đức Huệ (90 giường bệnh).

* TTYT Thủ Thừa (70 giường bệnh).

* TTYT Châu Thành (80 giường bệnh).

* TTYT Tân Trụ (80 giường bệnh).

* TTYT Thạnh Hóa (90 giường bệnh).

* TTYT Tân Thạnh (80 giường bệnh).

* TTYT Tân Hưng (110 giường bệnh).

* TTYT Vĩnh Hưng (90 giường bệnh).

* PKKV Đức Hòa (40 giường bệnh).

* PKKV Huỳnh Việt Thanh (25 giường bệnh).

* PKKV Gò Đen (35 giường bệnh).

* PKKV Rạch Kiến (50 giường bệnh).

- Trạm Y tế: 192/192 xã, phường, thị trấn có trạm y tế

- 15/15 huyện, thị xã, thành phố có trung tâm Dân số KHHGĐ

- Tổng số cán bộ, viên chức ngành Y tế: 5.011 cán bộ, viên chức ngành Y tế.

- Tỷ lệ bác sĩ/vạn dân: 5 bác sĩ/vạn dân.

- Tỷ lệ dược sĩ đại học/vạn dân: 0,32 dược sĩ đại học/vạn dân.

2. Hệ thống giao thông 

Từ năm 2010 đến nay, TW đã đầu tư nhiều tuyến đường quan trọng trên địa bàn tỉnh. Quốc lộ 50 đoạn qua Long An đã được nâng cấp, hoàn thiện. Đặc biệt là 2 đoạn tuyến tránh qua Thị trấn Cần Giuộc và Cần Đước đã hoàn thành đưa vào sử dụng vào cuối năm 2012. Quốc lộ N2, đoạn Tân Thạnh-Mỹ An cũng sắp hoàn thành đưa vào sử dụng trong tháng 7 năm 2013.

 

    1/ Giao thông đường thủy:

   Mạng lưới giao thông thủy hầu như không tăng đến nay với quy mô 2.556,61 km với các tuyến đường thủy chính là Sông Vàm Cỏ, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Sông Rạch Cát.

   Ngoài ra các tuyến đường thủy nông thôn nhất là các huyện thuộc vùng Đồng Tháp Mười người dân có thể dùng ghe, tàu đi lại từ nhà này sang nhà khác, từ khu vực này sang khu vực khác và ghe tàu chính là phương tiện đi lại, làm ăn sinh sống của nhiều hộ gia đình vùng Đồng Tháp Mười. Các xã chưa có đường ô tô đến được trung tâm thì chủ yếu đi lại bằng đường thủy.

   Tuy nhiên hiện nay mạng lưới đường thủy vẫn chủ yếu dựa vào lợi thế tự nhiên, chưa khai thác được hết tiềm năng hiện có, hệ thống hỗ trợ như phao tiêu, báo hiệu đường thủy nội địa còn thiếu. Hiện tượng lấn chiếm dòng chảy, luồng chạy của tàu, vi phạm hành lang bảo vệ đường thủy nội địa như xây dựng nhà ở, các bến bãi chứa vật liệu xây dựng, họp chợ… chưa được ngăn chặn kịp thời. Nhiều tuyến đường thủy qua khai thác nhiều năm có độ bồi lắng lớn nhưng chưa được nạo vét làm ảnh hưởng đến khả năng đi lại của phương tiện.

     2/ Giao thông đường bộ:

   Đến tháng 5/2013, toàn tỉnh Long An có gần 5.824km đường giao thông bộ, trong đó đường cao tốc và quốc lộ hơn 217km, gồm: đường cao tốc Sài Gòn - Trung Lương, các quốc lộ: I, 50, 62 và N2. Tỉnh được Trung ương (TW) uỷ thác quản lý 77km quốc lộ 62. Đường tỉnh quản lý có hơn 904km, gồm 65 tuyến đường theo tên cũ, 50 tuyến theo tên mới (đường tỉnh được ký hiệu ĐT. và kèm theo số hiệu từ 816 đến 839, có thêm chữ B,C,D,E phía sau để chỉ các đường nhánh hoặc đường có hướng tuyến tương tự, Vd: ĐT.816 là tuyến đường từ Ngã tư Bình Nhựt, Bến Lức, giáp Quốc lộ I đến xã Bình Hoà Nam, Đức Huệ giáp với ĐT.839, trong đó: đường bê tông nhựa (BTN) hơn 86km, đường láng nhựa hơn 391km, đường bê tông xi măng (BTXM) 1,45 km và  đường cấp phối hơn 425km.

   Đường huyện, xã quản lý có hơn 4.700km, trong đó đường các huyện, thành phố quản lý (kể cả đường đô thị) có tổng chiều dài gần 1.279km, trong đó đường BTN hơn 142km, đường láng nhựa 269km, đường BTXM gần 30km, đường cấp phối hơn 747km và đường đất còn khoảng 90km. Đường đô thị có hơn 386km, trong đó bê tông nhựa hơn 122km, láng nhựa hơn 106km, bê tông xi măng hơn 18km, cấp phối hơn 130km và đường đất còn khoảng 9km.

   Đường xã quản lý có hơn 3.423km, trong đó láng nhựa gần 43km, bê tông xi măng hơn 306km, đường gạch, đá 31km, cấp phối gần 1.840 km và đường đất còn hơn 1.203km.

   Toàn tỉnh có 942chiếc cầu/32.601m, trong đó cầu bê tông cốt thép (BTCT) có 672chiếc/23.156m, cầu thép có 193chiếc/6.419m; cầu treo 8chiếc/848m; cầu gỗ 69 chiếc/2.178m.

   Cầu trên các trục đường tỉnh gồm 268chiếc/14.929,3m, trong đó: 11.658,52m/190chiếc bê tông dự ứng lực (BTDUL), 90,5m/4chiếc, cầu thép mặt thép 358,6m/5 chiếc, cầu thép mặt gỗ 2.245,68m/64chiếc và cầu treo còn 576m/5 chiếc.

   Từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh đã tăng thêm gần 800km đường mới, trong đó đường tỉnh có thêm 100km, đường huyện xã quản lý tăng thêm 700km. Đáng chú ý là  đường tỉnh được nhựa hoá đã tăng thêm hơn 190km. Đường huyện xã quản lý được nhựa hoá và bê tông hoá đã tăng thêm hơn 790km.

   Trong lĩnh vực xây dựng giao thông nông thôn, các địa phương trong tỉnh cũng đã huy động được hơn 1.605 tỷ đồng vốn xây dựng đường sá, cầu cống, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ gần 97 tỷ; ngân sách tỉnh hỗ trợ hơn 355 tỷ ; ngân sách huyện hơn  638 tỷ; ngân sách xã hơn 205 tỷ; tổ chức, doanh nghiệp đóng góp hơn 10 tỷ và  nhân dân đóng góp gần 298 tỷ. Đã xây dựng mới và nâng cấp được 2.423km đường, trong đó đường đô thị hơn 107km; đường huyện hơn 431km; đường xã hơn 1.011km; đường thôn (ấp) hơn 397km; đường ngõ, xóm hơn 476km. Ngoài ra còn xây dựng được 603 cây cầu các loại với tổng chiều dài hơn 15.716m.

   Có khá nhiều xã điển hình nổi bật đã phát động tốt phong trào xây dựng giao thông nông thôn như:

+/ Xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng đã huy động được 18,691 tỷ đồng, trong đó vốn nhân dân đóng góp 10,854 tỷ; Xây dựng mới và nâng cấp được 33,61km đường và 09 cây cầu các loại với tổng chiều dài là: 304m.

+/ Xã Long Trì, huyện Châu Thành đã huy động được 12,329 tỷ đồng, trong đó vốn nhân dân đóng góp 5,397 tỷ; Xây dựng mới và nâng cấp được 23,67km đường và 06 cây cầu các loại với tổng chiều dài là: 87m.

+/ Xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ đã huy động được 10,639 tỷ đồng, trong đó vốn nhân dân đóng góp 4,673 tỷ; Xây dựng mới và nâng cấp được 35,628km đường và 36 cây cầu các loại với tổng chiều dài là: 916m.

+/ Xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ đã huy động được 7,940 tỷ đồng, trong đó vốn nhân dân đóng góp 4,331 tỷ; Xây dựng mới và nâng cấp được 21,03km đường.

+/ Xã An Nhật Tân, huyện Tân Trụ đã huy động được 6,373 tỷ đồng, trong đó  vốn nhân dân đóng góp 3,439 tỷ; Xây dựng mới và nâng cấp được 17,58km đường.

+/ Xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước đã huy động được 7,269 tỷ đồng, trong đó vốn nhân dân đóng góp 1,166 tỷ; Xây dựng mới và nâng cấp được 25,897km đường và 02 cây cầu các loại với tổng chiều dài là: 60m.

  Để chuẩn bị tổng kết 5 năm phong trào huy động nguồn lực làm đường giao thông nông thôn, Sở GTVT đã đề xuất và được Ban Chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh thống nhất đề nghị Chính phủ tặng Bằng khen cho 1 Xã, Bộ GTVT tặng Bằng khen cho 2 Xã và Tỉnh tặng Bằng khen cho 5 Xã về xây dựng giao thông nông thôn. Qua đợt tổng kết này, sẽ có nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra, để công tác xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới sẽ được thực hiện tốt hơn.

   Mặc dù từ năm 2010 đến nay, kinh phí đầu tư của ngân sách TW và tỉnh không nhiều, bình quân mỗi năm khoảng 500 tỷ, nhưng với nỗ lực huy động các nguồn lực ngoài ngân sách, đặc biệt là phong trào hiến đất làm đường giao thông nông thôn, người dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần giá trị đất để nâng cấp, mở rộng đường, doanh nghiệp ứng trước vốn đầu tư xây dựng đường, toàn tỉnh đã huy động được hơn 1300 tỷ đồng.

  Cũng từ năm 2010 đến nay, TW đã đầu tư nhiều tuyến đường quan trọng trên địa bàn tỉnh. Quốc lộ 50 đoạn qua Long An đã được nâng cấp, hoàn thiện. Đặc biệt là 2 đoạn tuyến tránh qua Thị trấn Cần Giuộc và Cần Đước đã hoàn thành đưa vào sử dụng vào cuối năm 2012. Quốc lộ N2, đoạn Tân Thạnh-Mỹ An cũng sắp hoàn thành đưa vào sử dụng trong tháng 7 năm 2013. Các dự án Cầu Mỹ Lợi, Đường Hồ Chí Minh, Âu Tàu Rạch Chanh, nạo vét tuyến đường thuỷ Bến Lức - Thủ Thừa - Rạch Chanh, nâng cấp Cầu An Thạnh (Bến Lức), xây dựng mới Cầu An Hoà (Thủ Thừa) và đường cao tốc Bến Lức-Long Thành cũng đã được khởi động, giải phóng mặt bằng và khởi công xây dựng một số hạng mục.

   Tuy vậy, đã quá nữa chặng đường của nhiệm kỳ đại hội IX Đảng bộ tỉnh. Nhìn lại những chỉ tiêu quan trọng của ngành GTVT, vẫn còn quá nhiều trăn trở. Số km đường trải nhựa, các tuyến đường nông thôn được bê tông hoá, số lượng đường vào xóm ấp, khu dân cư sạch không lầy lội vào mùa mưa vẫn còn chưa nhiều theo mong muốn. Số tuyến đường mở mới, số km đường được nâng cấp đạt chuẩn vẫn còn ít so với khả năng và tiềm lực.

    Để có thể đạt được kết quả theo mong muốn, ngoài nỗ lực của ngành GTVT, cũng rất cần sự cảm thông, ủng hộ của các cấp lãnh đạo và xã hội. Ưu tiên bố trí các nguồn lực từ ngân sách nhà nước cho công trình giao thông; Tăng tính khả thi của các dự án giao thông phù hợp với điều kiện thực tiễn như: Điều chỉnh qui mô, trước hết, bảo đảm các tuyến đường tỉnh đủ 2 làn xe ô tô chạy với tốc độ 40-60km/giờ; Các tuyến đường huyện  đáp ứng yêu cầu tối thiểu 1 làn xe ô tô có đoạn tránh xe; Đường liên ấp có mặt đường bằng bê tông xi măng dầy tối thiểu 12cm, chiều rộng mặt đường từ 2,5m - 3,5m, có đoạn tránh xe; Tăng cường huy động vốn từ nguồn lực ngoài nhà nước, trong đó chú trọng nguồn lực từ sức dân góp đất, góp công và có thể đóng góp kinh phí cho một phần vật liệu; Tạo điều kiện thật thuận lợi để thu hút nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp, thông qua hình thức ứng trước kinh phí thi công xây dựng, thanh toán theo lộ trình và kế hoạch dài hạn; Tạo sự đồng thuận cao từ người dân, thông qua các hội, đoàn thể dưới sự lãnh đạo thống nhất của cấp uỷ, hội đồng nhân dân, mặt trận tổ quốc và chính quyền các cấp, là những biện pháp quan trọng và quyết định để ngành GTVT sớm hoàn thành các chỉ tiêu của nhiệm kỳ Đại hội IX Đảng bộ tỉnh 2010-2015.  

       Mỗi tuyến đường được xây dựng mang lại bao niềm vui, hạnh phúc đến cho nhiều người, nhiều nhà. Cũng có những con đường sẽ chắp cánh, cho bao ước mơ bay cao, bay xa. Và, nếu có bất cứ con đường, cây cầu được xây dựng xong, mở mới, nâng cấp cũng sẽ là nền tảng cho tương lai, cho đất nước phát triển, vững bền.

      Ngành GTVT Long An sẽ tiếp tục nỗ lực nhiều hơn nữa để cho những tuyến đường trải dài đến mọi miền, mọi nhà./.

   3. Hệ thống giáo dục tỉnh Long An 

 

Hiện nay, toàn ngành tiếp tục thực hiện có hiệu quả, sáng tạo việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", các cuộc vận động như : "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", phong trào "Dạy tốt, học tốt", phong trào "Giỏi việc nước đảm việc nhà", phong trào "Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm", "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" ...

 

Tính đến ngày 31/7/2014, trên địa bàn toàn tỉnh, có hơn 700 trường học ở cấp phổ trong đó có:

Trung học phổ thông 34 trường; THCS &THPT có 11 trường( trong đó có 1 trường ngoài công lập);  TH,THCS & THPT có 1 trường ngoài công lập; Trung học cơ sở có 132 trường, trong đó có 1 trường chuyên (Trường chuyên Long An)

Tiểu học có 255 trường, 4.464 lớp và 126.590 học sinh. Trong đó, có 144/255 trường đạt chuẩn quốc gia, tổ chức dạy 2 buổi/ngày cho 65.460/127.098 học sinh

Giáo dục mầm non có 196 trường gồm: 130 trường mẫu giáo và 66 trường mầm non (trong đó có 1985 trường công lập và 11 trường tư thục). Ngoài ra còn có 41 cơ sở mầm non tư thục và 148 nhóm trẻ tư thục. Có 125/192 đơn vị cấp xã đạt chuẩn Phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi, có 5/15 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

Bên cạnh đó, toàn tỉnh có 1 TTGDTX cấp tỉnh, 01 TTKTTH-HN tỉnh, 15 TTGDTX huyện và thành phố, 5 trung tâm ngoại ngữ - tin học. 100% xã phường thị trấn đều có TTXHTT&HTCD9

Tỉnh có 1 trường Nuôi dạy trẻ khuyết tật, 03 trường trung cấp chuyên nghiệp (Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Long An, Trường Trung cấp Y tế, Trường Trung cấp Việt Nhật), 01 trường cao đẳng chuyên nghiệp (Cao đẳng Sư phạm Long An), 02 trường đại học tư thục (đại học KTCN Long An, trường Đại học Tân Tạo), 30 cơ sở dạy nghề.

Có 80 xã, phường, thị trấn thực hiện đúng tiến độ Phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi(đạt tỉ lệ 41,6%) và 1 huyện

Tổng số công chức, viên chức toàn ngành giáo dục 20.221 người, giáo viên THCS và THPT cơ bản đáp ứng hoạt động dạy học song chưa đồng bộ, còn thiếu giáo viên tiểu học và mầm non do nhu cầu dạy lớp 2 buổi ngày

Tổng số CC, VC toàn ngành: 20.432 người, đ
ội ngũ cán bộ, GV đã và đang được chuẩn hóa nghiệp vụ, đến nay tỉ lệ  GV đạt chuẩn và trên chuẩn tương đối cao: mầm non: 99,4%; Tiểu học: 99,5%; THCS: 99,7%; THPT: 98,8%. Toàn ngành có 52 thạc sĩ, 03 tiến sĩ

Hiện nay, toàn ngành tiếp tục thực hiện có hiệu quả, sáng tạo việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", các cuộc vận động  như : "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", phong trào "Dạy tốt, học tốt", phong trào "Giỏi việc nước đảm việc nhà", phong trào "Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm", "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" ...

4. Hệ thống cấp nước 

Long An có sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt nối với sông Tiền là đường dẫn tải và tiêu nước chính. Song nguồn nước này tương đối ít và bị nhiễm mặn, nhiễm phèn nên không đáp ứng được các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

 

Nguồn nước:

 

Long An có sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt nối với sông Tiền là đường dẫn tải và tiêu nước chính. Song nguồn nước này tương đối ít và bị nhiễm mặn, nhiễm phèn nên không đáp ứng được các nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

 

Trữ lượng nước ngầm của Long An không mấy dồi dào và chất lượng tương đối kém, chủ yếu ở độ sâu trên 200 m, trong nước có nhiều ion làm nước cứng, chất lượng thấp. Nguồn nước sử dụng chủ yếu hiện nay là ngồn nước mặt của sông hồ. Chương trình nước sạch do UNICEF tài trợ đã giúp khoan được một số giếng tại những điểm thiếu nước sạch.

 

Cấp nước:

 

Hệ thống cấp nước tự nhiên của Long An qua dòng chảy của sông Vàm Cỏ, Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây trong tình trạng nhiễm phèn và nhiễm mặn.

 

Cung cấp nước sạch cho Long An ngoài nhà máy nước Tân An có công suất 15.000 m3 /ngày đêm, cung cấp cho dân khu vực trung tâm của thành phố Tân An và vùng phụ cận. Đến nay bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như vốn ngân sách Nhà nước (vốn chương trình mục tiêu, chương trình 135), vốn vay, vốn Unicef, vốn OECF, các thị trấn trong tỉnh đều có nước máy. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch chiếm 77%, tổng số người được cấp nước là 1.085.634 người.

 

Ở các vùng nông thôn nước sinh hoạt phụ thuộc vào các nguồn nước sẵn có, nước không qua xử lý nên chưa bảo đảm chất lượng vệ sinh. Chương trình nước sạch của UNICEF mới chỉ đảm bảo cho hơn 50% số dân trong tỉnh được dùng nước sạch.

 

Thoát nước:

 

Phần lớn các đô thị và các cụm dân cư chưa có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh. Nước sinh hoạt cùng với nước mưa được thải thẳng theo nguồn nước mặt qua hệ thống cống giao thông. Tỉnh chưa xây dựng được đường thoát nước sinh hoạt riêng và hệ thống xử lý nước thải. Tổng số km đường ống nước chỉ bằng 10,5% tổng chiều dài các tuyến đường. Nhu cầu đầu tư trong tương lai cho hệ thống thoát nước trời và nước thải là rất lớn, nhất là thành phố Tân An, thị trấn, thị tứ và các trung tâm sinh hoạt khác của tỉnh.

 

Chương trình huy động mọi nguồn lực xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông, điện, nước phục vụ phát triển công nghiệp được tỉnh Long An triển khai đồng bộ giữa các cấp, ngành.

 

Tiến độ thực hiện các dự án cấp nước:

 

1. Các dự án thuộc danh mục Kế hoạch huy động mọi nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, điện, nước phục vụ phát triển công nghiệp:

 

- Nhà máy nước Hòa Khánh Tây, vị trí xây dựng tại xã Đức Hòa Thượng, công suất giai đoạn 1 là 40.000m³/ngày, giai đoạn 2 là 80.000m³/ngày, dự kiến khởi công xây dựng vào đầu tháng 8/2013.

 

- Hệ thống cấp nước Phú Mỹ Vinh 2: vị trí xây dựng tại xã Đức Hòa Thượng, công suất giai đoạn 1 là 50.000m³/ngày, giai đoạn 2 là 200.000m³/ngày, nhà đầu tư đang lập báo cáo đầu tư.

 

- Nhà máy nước Tân Tạo: hiện đang xem xét chỉ tiêu sử dụng đất do điều chỉnh vị trí từ xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ sang  xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa.

 

- Hệ thống cấp nước kênh Đông: do Công ty Phú Mỹ Vinh thực hiện, tuy nhiên theo nhà đầu tư báo cáo thì mạng lưới cấp nước của Công ty sẽ không lấy nước từ Kênh Đông mà sử dụng nước từ nhà máy tại Khu công nghiệp Đức Hòa III – Việt Hóa và nhà máy nước Hòa Khánh Tây.

 

- Nhà máy nước ngầm Tân Kim do Công ty TNHH Cấp nước Hà Lan đầu tư, đang hoạt động với công suất khai thác là 1.500m³/ngày (ngoài ra tại xã Trường Bình thì Công ty này cũng có dự án đang hoạt động với công suất 2.000m³/ngày).

 

- Nhà máy nước ngầm Phước Vĩnh Đông: hiện đang kêu gọi đầu tư.

 

2. Các dự án khác:

 

+ Dự án Nhà máy nước Bảo Định, vị trí xây dựng tại xã Nhị Thành, công suất đầu tư dự kiến 60.000m³/ngày, Công ty TNHH MTV Cấp nước Long An đang lập lập báo cáo đầu tư.

 

+ Dự án cấp nước của Công ty TNHH Cấp nước Đức Hòa lấy nước sạch từ thành phố Hồ Chí Minh theo đường tỉnh 825 cấp cho khu công nghiệp Tân Đô: công suất dự kiến giai đoạn 1 là 15.000m³/ngày, giai đoạn 2 là 40.000m³/ngày, nhà đầu tư đang lập dự án đầu tư.

 

* Đề ra phương hướng thực hiện đến năm 2015:

 

- Tiếp tục hỗ trợ các nhà đầu tư tháo gỡ khó khăn vướng mắc, hỗ trợ thúc đẩy tiến độ đầu tư các nhà máy cấp nước.

 

- Tổ chức thực hiện tốt Quy định về quản lý và phân cấp quản lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Long An sau khi được UBND tỉnh ban hành.

 

- Có kế hoạch thực hiện Quy hoạch cấp nước vùng tỉnh đã được phê duyệt

5. Hệ thống cấp điện 

  • Để nâng cao hiệu quả đầu tư, sử dụng điện, quy hoạch phát triển điện cần tính toán hạ thế các lưới trung thế hiện hữu và xác định rõ lộ trình xóa điện kế tổ để phục vụ tốt cho nhu cầu nhân dân. Đồng thời, quy hoạch cần quan tâm đến cải tạo lưới điện hiện hữu nhằm đảm bảo an toàn trong sử dụng và giảm tỷ lệ tổn thất điện năng

     

    Mạng lưới điện :

    Lưới điện cung cấp cho tỉnh Long An gồm các trạm biến áp trung gian và cụm phát điện như sau :

    • Trạm Tân An:Trạm Tân An 1: 110/22/15KV(40 MVA); Trạm Tân An 2: 110/22/15 KV(40MVA)
    • Trạm Bến Lức: (65MVA)
    • Trạm Mộc Hóa: 110/22/15 KV(25 MVA).
    • Trạm Cần Đước ( 16MVA)
    • Trạm Đức Hòa: 110/22/15(40MVA)
    • Trạm Phú Lâm: điện thế 110/15 KV, dung lượng 40 MVA cung cấp cho thành phố và một phần cho huyện Cần Giuộc.
    • Trạm Cai Lậy: điện thế 66/15 KV, dung lượng 10 MVA cung cấp cho tỉnh Tiền Giang và một phần cho các huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh và Thạnh Hóa.
    • Trạm Trảng Bàng: điện thế 66/15 KV, dung lượng 12,5 MVA cung cấp cho Tây Ninh và một phần cho huyện Đức Hòa và Đức Huệ.

       

    • Trạm Diesel: gồm có diesel đặt tại thành phố Tân An có công suất 565 Kw.

       

      Ngoài ra còn có những đơn vị lớn tự đầu tư trạm riêng như: Cty TNHH Giày Ching Luh(có công suất: 25 MVA); Cty TNHH Formosa Taffeta Việt Nam(có công suất 10 MVA); Cty Vina-Chung Shing(có công suất 25MVA).

       

      Nhìn chung, các trạm biến áp của tỉnh đều trong tình trạng thừa tải, các nguồn diesel dự phòng chỉ có thể đáp ứng một phần nhu cầu điện năng cho các hộ sử dụng điện ưu tiên trong lúc mất điện .

    • Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Long An giai đoạn 2011 - 2015 có xét đến 2020 với các chỉ tiêu chủ yếu sau:

      I. Phụ tải điện

      Phụ tải điện được tính toán dự báo nhằm đáp ứng đủ nhu cầu điện cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Long An với tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP giai đoạn 2011 - 2015 đạt 14,0%/năm; Tăng trưởng GDP giai đoạn 2016 - 2020 đạt 13,3%/năm.

      - Năm 2015: Dự báo công suất cực đại Pmax= 772,3MW, điện thương phẩm 4507,9 triệu kWh. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân giai đoạn 2011-2015 là 20,2%/năm.

      - Năm 2020: Dự báo công suất cực đại Pmax=1528,0MW; điện thương phẩm 9.428,8 triệu kWh. Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 15,9%/năm.

      II. Khối lượng xây dựng

      Khối lượng xây dựng tính toán trong đề án chỉ bao gồm lưới điện xây dựng trên địa bàn các huyện, thành phố tỉnh Long An

      1. Lưới 220, 110kV:

      a- Giai đoạn 2011 - 2015:

      - Đường dây 220kV:

      + Xây dựng mới 70,7km đường dây

      + Cải tạo 144,0km đường dây

      - Trạm 220kV:

      + Nâng công suất trạm 220kV Long An 2, (2x250)MVA

      + Xây dựng mới trạm Đức Hòa 2 - (2x250)MVA

      +  Xây dựng mới trạm Bến Lức 2 - (1x250)MVA.

      + Xây dựng mới trạm Cần Đước - (1x250)MVA.

      - Đường dây 110kV:

      + Xây dựng mới 15 tuyến đường dây với tổng chiều dài 82,5km.

      - Trạm 110kV:

       + Xây mới 15 trạm biến áp tổng dung lượng 923MVA (trong đó có 5 trạm khách hàng với tổng dung lượng là 305MVA, gồm: trạm Lê Long: 40MVA, trạm khu công nghiệp Xuyên Á: 2x40 MVA, trạm Vĩnh lộc 2: 40 MVA, khu công nghiệp Thuận Đạo 40+25MVA và khu công nghiệp Phú An Thạnh: 2x40MVA).

      + Cải tạo lắp máy 2, nâng công suất cho 5 trạm biến áp với tổng dung lượng 145MVA.

      b- Giai đoạn 2016 - 2020:

      - Đường dây 220kV:

      + Xây dựng mới 2 tuyến đường dây chiều dài 32km.

      - Trạm 220kV:

      + Lắp máy 3 trạm 220kV Đức Hòa 2  thành (3x250)MVA.

      + Lắp máy 2 trạm 220kV Bến Lức 2  thành (2x250)MVA.

      + Lắp máy 2 trạm 220kV Cần Đước  thành (2x250)MVA.

      + Xây dựng mới trạm 220kV Bến Lức 3 - (2x250)MVA.

      - Đường dây 110kV:

      + Xây dựng mới 11 tuyến đường dây với tổng chiều dài 167,5km.

      - Trạm 110kV:

       + Xây mới 8 trạm biến áp tổng dung lượng 664MVA

       + Cải tạo lắp máy 2, nâng công suất cho 10 trạm biến áp với tổng dung  lượng 710MVA

      2. Lưới phân phối:

      a- Giai đoạn 2011 -- 2015:

      - Đường dây 22kV:

      + Xây mới: 779,4 km

      + Cải tạo: 505,5 km

      - Trạm biến áp 22/0,4kV:

      + Xây mới: trạm biến áp tổng dung lượng 588.572,5kVA

      - Hạ thế:

      + Xây mới 1.260 km; lắp đặt  89.386 công tơ

      b- Giai đoạn 2016 - 2020:

      - Đường dây 22kV:

      + Xây mới: 541,3 km

      + Cải tạo: 252,7 km

      - Trạm biến áp 22/0,4kV:

      + Xây mới trạm biến áp tổng dung lượng 353.143,5kVA

      - Hạ thế:

       + Xây mới 756 km; lắp đặt 28.931công tơ

      III. Vốn đầu tư

      Giai đoạn 2011 - 2015 tổng vốn đầu tư cần huy động là: 6.847.737 triệu đồng

      Trong đó:

      Lưới điện 220kV:  3.809.470 triệu đồng

      Lưới điện 110kV: 1.851.100470 triệu đồng

      Lưới điện 22kV: 938.322 triệu đồng

      Lưới điện hạ thế: 248.845 triệu đồng

      Tổng cộng: 6.847.737 triệu đồng

      - Để nâng cao hiệu quả đầu tư, sử dụng điện, quy hoạch phát triển điện cần tính toán hạ thế các lưới trung thế hiện hữu và xác định rõ lộ trình xóa điện kế tổ để phục vụ tốt cho nhu cầu nhân dân. Đồng thời, quy hoạch cần quan tâm đến cải tạo lưới điện hiện hữu nhằm đảm bảo an toàn trong sử dụng và giảm tỷ lệ tổn thất điện năng.

      - Hàng năm, UBND tỉnh trình Thường trực HĐND tỉnh thông qua việc cho tạm ứng vốn ngân sách tỉnh cho ngành điện (không tính lãi) để đáp ứng phần nào nhu cầu cải tạo, phát triển lưới điện trung và hạ thế khu vực nông thôn.

      - Việc đầu tư xây dựng lưới điện là một trong các kết cấu cơ sở hạ tầng quan trọng, là điều kiện tiên quyết để phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là công nghiệp hóa, hiện đại hóa và cải thiện đời sống người dân. Vì vậy, việc huy động nguồn lực đầu tư cho dự án quy hoạch phát triển điện lực của tỉnh là cần thiết và cấp bách.

     
    Nguồn Website tỉnh Long An