image banner
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
Đăng nhập
Giới thiệu chung

Dân số: Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Long An đạt 1.688.547 người, mật độ dân số đạt 323 người/km² Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 271.580 người, chiếm 16,1% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 1.416.967 người, chiếm 83,9% dân số[17]. Dân số nam đạt 842.074 người, trong khi đó nữ đạt 846.473 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 1.62%

Vị trí: Phía Bắc giáp tỉnh Tây Ninh và tỉnh Svay Rieng của Vương quốc Campuchia trên chiều dài biên giới 137,5 km, phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh.

Diện tích: 4.491 km vuông

Anh-tin-bai


Bản đồ hành chính Long An

Hành chính: Long An gồm 1 thành phố và 13 huyện, Thị xã, Thành phố

- Thành phố Tân An 9 phường và 5 xã.

-Thị xã Kiến Tường: 3 Phường và 5 xã

- Các huyện:
· Bến Lức: 1 thị trấn và 14 xã. Huyện lỵ là thị trấn Bến Lức (Đô thị loại 4).
· Cần Đước: 1 thị trấn và 16 xã. Huyện lỵ là thị trấn Cần Đước.
· Cần Giuộc: 1 thị trấn và 16 xã. Huyện lỵ là thị trấn Cần Giuộc.
· Châu Thành: 1 thị trấn và 12 xã. Huyện lỵ là thị trấn Tầm Vu.
· Đức Hòa: 3 thị trấn và 17 xã.Huyện lỵ là thị trấn Hậu Nghĩa (Đô thị loại 4).
· Đức Huệ: 1 thị trấn và 10 xã. Huyện lỵ là thị trấn Đông Thành.
· Mộc Hóa: 1 thị trấn và 7xã. Huyện lỵ là thị trấn Mộc Hóa (Đô thị loại 4).
· Tân Hưng: 1 thị trấn và 10 xã. Huyện lỵ là thị trấn Tân Hưng.
· Tân Thạnh: 1 thị trấn và 12 xã. Huyện lỵ là thị trấn Tân Thạnh.
· Tân Trụ: 1 thị trấn và 10 xã. Huyện lỵ là thị trấn Tân Trụ.
· Thạnh Hóa: 1 thị trấn và 10 xã. Huyện lỵ là thị trấn Thạnh Hóa.
· Thủ Thừa: 1 thị trấn và 12 xã. Huyện lỵ là thị trấn Thủ Thừa.
· Vĩnh Hưng: 1 thị trấn và 9 xã. Huyện lỵ là Thị Trấn Vĩnh Hưng.
- Long An có 189 đơn vị hành chính cấp xã gồm 165 xã, 9 phường và 15 thị trấn.

Anh-tin-bai


Sông Vàm Cỏ Tây

Anh-tin-bai


Đồng Tháp Mười

Lịch sử: Long An là một trong những địa bàn của Nam Bộ từ lâu đã có cư dân sinh sống. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở An Sơn, đông bắc tỉnh các di chỉ hậu kỳ đồ đá mới cách đây 3.000 năm và Rạch Núi đông nam tỉnh di chỉ đồ sắt cách đây 2.700 năm. Đáng chú ý là trên địa bàn Long An có tới 100 di tích văn hóa Óc Eo với 12.000 hiện vật, đặc biệt là quần thể Cụm di tích Bình Tả. Đây là quần thể di tích văn hóa Óc Eo - văn hóa Phù Nam có niên đại từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 7. Quần thể di tích Bình Tả cho thấy vào thời cổ đại, vùng đất Long An ngày nay đã từng là trung tâm chính trị, văn hóa và tôn giáo của Nhà nước Phù Nam - Chân Lạp. Ngoài các khu di tích lịch sử văn hóa kể trên, Long An còn có 40 di tích lịch sử cách mạng và nhiều công trình kiến trúc cổ khác. Trong thời kỳ Pháp thuộc, nhân dân Long An đã tham gia các cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Võ Duy Dương, Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực đánh các đồn bót của người Pháp. Nguyễn Đình Chiểu đã làm bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để biểu dương tinh thần của các nghĩa sĩ Cần Giuộc.

 

Bệnh viện Long An

Di tích lịch sử: Hiện tỉnh có khoảng 186 di tích lịch sử, ( Trong đó có 18 DT cấp Quốc gia; 81 DT cấp tỉnh)

Các trường: Đại học: Trường Đại học Tân Tạo, Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An; Cao đẳng: Trường Cao đẳng Sư phạm Long An, Trường Cao đẳng Nghề kỹ thuật công nghệ Ladec, Trường Cao đẳng nghề Long An; Trung Cấp: Trường trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Long An, Trường Trung cấp Y tế Long An, Trường Trung Cấp Phật Học Long An.

Thể thao: Long An nổi tiếng với câu lạc bộ bóng đá Đồng Tâm Long An, đội bóng đã đoạt cả hai chức vô địch V-League năm 2005, 2006 và cúp quốc gia năm 2005. Đội Bóng chuyền nữ Dệt Long An (đổi tên thành Bình Điền-Long An từ năm 2004) liên tiếp đứng trong 3 hạng đầu giải vô địch bóng chuyền nữ Việt Nam, nhiều vận động viên góp mặt trong đội tuyển bóng chuyền nữ quốc gia.

 

Lăng Nguyễn Huỳnh Đức

Di tích lịch sử cấp quốc gia: Lăng Mộ và đền thờ ông Nguyễn Huỳnh Đức, Chùa Tôn Thạnh, Nhà Trăm Cột, Di tích Vàm Nhựt Tảo, Cụm di tích Bình Tả, Chùa Phước Lâm, Di tích lịch sử Bình Thành, Di tích lịch sử căn cứ Xứ ủy và Ủy ban hành chính kháng chiến Nam Bộ (1946 - 1949), Di tích kiến trúc nghệ thuật Cụm nhà cổ Thanh Phú Long, Di tích khảo cổ học Rạch Núi, Di tích lịch sử Ngã tư Đức Hòa, Di tích nghệ thuật đình Vĩnh Phong, Di tích khảo cổ học Gò Ô Chùa, Di tích lịch sử Ngã Tư Rạch Kiến, Di tích lịch sử khu lưu niệm Nguyễn Thông, Di tích lịch sử Nhà và lò gạch Võ Công Tồn.