image banner
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
QUYỀN SỬ DỤNG NHÀ VÀ ĐẤT Ở
Lượt xem: 90
Hỏi đáp

​Hỏi: Tôi tên Lê Văn Bảy là người Việt Nam đã đi học ở nước ngoài, lấy vợ nước ngoài, trở về Việt Nam sống được vài năm và sỡ hữu 1 căn nhà và đất. Sau đó, tôi đi định cư ở nước ngoài, vẫn giữ quốc tịch Việt Nam, về thăm gia đình trung bình 2 năm/ lần. Vậy tôi có được tiếp tục đứng tên trên giấy Hồng (cho nhà ở) hay giấy đỏ (cho đất) hay không? Nếu không được, tôi phải làm thế nào để không vi phạm Luật Đất đai Việt Nam mà vẫn giữ được quyền sở hữu tài sản này để có thể sử dụng khi hồi hương trong tương lai.

Trả lời:

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn vẫn còn quốc tịch Việt Nam, do đó mặc dù bạn không thường xuyên về nước thì bạn vẫn sẽ có các quyền và nghĩa vụ của một công dân Việt Nam bảo hộ( Điều 5 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 sửa đổi). Pháp luật Việt Nam không có quy định hạn chế về quyền và nghĩa vụ trong trường hợp công dân  Việt Nam không thường trú tại Việt Nam.

1. Về quyền sử dụng đất ở

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, đất được hộ gia đình, các nhân sử dụng cho mục đích để ở được xem là đất sử dụng ổn định ông định lâu dài và không có thời hạn sử dụng đất (Điều 125 Luật Đất đai 2013).  Như vậy, cá nhân hoặc hộ gia đình đúng tên trên Giấy chứng nhận quyền dử dụng đất được toàn quyền sử dụng và định đoạt đất  ở mà không bị hạn chế về mặt thời hạn. Trừ trường hợp Nhà nước phải thu hồi đất hoặc thu hồi Giấy chứng quyền sử dụng đất, thì hộ gia đình, cá nhân đứng tên mới bị chấm dứt quyền sử dụng đất.

Luật Đất đai 2013 quy định các trường hợp thu hồi đất, bao gồm (xin xem chi tiết tại điều 61, 62, 64, 65 Luật Đất đai)

- Thu hồi đất vì mục đích Quốc phòng, an ninh (làm nới đóng quân; xây dựng căn cứ quân sự, công trình phòng thủ Quốc gia; xây dựng ga, cảng quân sự…).

- Thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (thực hiện các dự án do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Quyết định đầu tư, do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận ma phải thu hồi đất).

- Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai (sử dụng đất không đúng mục đích; người sử dụng cố ý hủy hoạt đất; đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc thầm quyền…).

- Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất đúng pháp luật, do tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người (tổ chức được Nhà nước giao đất giải thể, phá sản, chuyên đi nơi khác…; cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế, tự nguyện trả lại đất; đất trong khu vực bị ô nhiễm môi trường có nguy cơ đe dọa tính mạng con người;…).

Ngoài ra, các trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm như sau: (Xin xem chi tiết tại khoản 2, Điều 106 Luật Đất đai).

 - Nhà nước thu hồi toàn bô diện tích đất theo một trong bốn trường hợp thu hồi đất nêu trên.

- Cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp.

- Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Giấy chứng nhận được cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai (không đúng thẩm quyền, đối tượng, diện tích, mục đích sử dụng đất…).

Như vậy, việc bạn không thường xuyên có mặt ở Việt Nam không thuộc các trường hợp phải thu hồi đất  hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nêu trên.

2. Về quyền sở hữu nhà ở

Khác với đất đai, nhà ở được pháp luật Việt Nam ghi nhận là tài sản tư nhân, không phải là tài sản do Nhà nước đại diện quản lý, Do đó, quyền có chỗ ở, sở hữu nhà ở được Nhà nước bảo hộ. Chỉ trong trường hợp cần thiết, Nhà nước mới được quyền trưng mua, trưng dụng, mua trước hoặc trong trường hợp giải tỏa thì phải bồi thường và thực hiện chính sách tái định cư với nhà ở đó (Điều 4, Điều 5 Luật Nhà ở năm 2014). Như vậy, bạn có quyền sở hữu nhà ở cho dù không thường xuyên có mặt ở Việt Nam.