image banner
Thông tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
Nhân Kỷ niệm 75 năm thành lập ngành ngoại giao Việt Nam (28/8/1945-28/8/2020). Nói về Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ Ngoại giao Việt Nam từ lời dạy của Bác.
Lượt xem: 25
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam xã hội Chủ nghĩa mà còn là nhà ngoại giao kiệt xuất của Việt Nam trong thế kỷ XX, người sáng lập ra nền ngoại giao hiện đại.

Những tư tưởng của Người như "không có gì quý hơn độc lập tự do", "quan san muôn dặm một nhà", "kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại" và phương châm "dĩ bất biến, ứng vạn biến" đã góp phần tạo nên những thành tựu vẻ vang trên mặt trận đối ngoại. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian khổ, hy sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là một tấm gương đạo đức chuẩn mực cho mọi người học tập và noi theo. Tư tưởng và đạo đức của Người là sự kết tinh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa của nhân loại, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta.

Sinh thời, Người đã để lại nhiều lời căn dặn, chỉ bảo ân cần quý báu ở nhiều lĩnh vực, nhiều đối tượng, nhiều địa phương,…khác nhau. Ngành Ngoại giao rất vinh dự và tự hào được Bác trực tiếp đật nền móng và trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo trong những thời kỳ cách mạng cam go song rất đỗi hào hùng của dân tộc – đã có vinh dự được Bác nhiều lần đến thăm, dành những lời dạy bảo quý báu về nhiệm vụ của Ngành. Bác căn dặn ngành Ngoại giao phải thường xuyên chăm lo bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ văn hóa, tri thức cho người làm công tác đối ngoại. Những lời dạy của Người đối với ngành Ngoại giao là vô cùng phong phú, đa dạng. Không chỉ bằng những lời nói mà bằng những hướng dẫn cụ thể hoặc thông qua những hành động cụ thể. Và toát lên tất cả là con người Bác, trong Bác đã toát lên là một nhà ngoại giao thiên tài với nhữgn ứng xử ngoại giao thiên tài. Những lời dạy của Bác nhiều khi là sự khái quát rất cao như tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 3 (tháng 1/1964), Bác đề ra 05 yêu cầu chuyển mực về năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của công tác đối ngoại: "Một là phải có quan điểm lập trường của Đảng làm kim chỉ nam; Hai là phải có tư tưởng đạo đức tốt, không để cá nhân lên trên lợi ích chung; Ba là về phương pháp công tác phải tôn trọng, cảnh giá và giữ bí mật nhà nước; Bốn là phải có tinh thần học hỏi và tự lực cánh sinh, tiết kiệm; Năm là phải học tiếng nước ngoài. Công tác ở nước nào cần phải học tiếng nước đó".

 nghe-thuat-ngoai-giao-ho-chi-minh-ngoai-giao-vi-con-nguoi-42-.4271.jpg

Chủ tịch Hồ Chí Minh duyệt đội danh dự Quân đội Liên Xô trong lễ đón đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam thăm chính thức Liên Xô ngày 12-7-1955. (Ảnh tư liệu)

Trong Bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, Bác căn dặn cán bộ ngoại giao về tiết kiệm trong ngoại giao, tại cuộc gặp mặt với cán bộ ngoại giao ngày 12-1-1965, Bác căn dặn nhiệm vụ và những điều cần chú ý: "Phải tiết kiệm. Dân ta còn nghèo, nước ta cũng còn nghèo, miền Nam đang còn phải đấu tranh, toàn dân ta phải tiết kiệm, ngoại giao cũng phải tiết kiệm. Cán bộ ngoại giao ta ra ngoài có hình thức làm sao cho gọn ghẽ, sạch sẽ, nhưng không được lãng phí, xa hoa. Trường hợp làm tiệc mặn, song nếu ta làm được tiệc trà thay vào là tốt nhất. Ta không phải để đua với người được. Người giàu có, còn ta thì nghèo. Chính vì vậy, phải hết sức tiết kiệm. Ngoại giao càng phải tiết kiệm".

Trong thời đại hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng, toàn diện, trước những cơ hội to lớn cũng như những thách thức đối với sự phát triển của đất nước, những lời dạy bảo, căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với ngành Ngoại giao vẫn giữ nguyên ý nghĩa quan trọng và hơi thở thời đại như ngày nào. Mỗi cán bộ Ngoại giao cần phải nghiêm túc suy ngẫm về những lời dạy của Bác và biến nó thành hành động cụ thể, để có thể đóng góp một cách ý nghĩa và thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng là đội ngũ tiên phong trong triển khai chủ trương đối ngoại và hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.

Quang Vinh


Quang Vinh
Tin khác
1 2